Đội hình 4-2-2-2 – Sơ đồ với tên gọi “Chiếc hộp ma thuật”

Thông tin chung về đội hình 4-2-2-2

Trong bóng đá hiện đại, có nhiều đội hình được các chiến lược gia sử dụng, 4-2-2-2 là một trong số đó. Đội hình 4-2-2-2 được chia thành 4 phần và tạo nên hình dạng như một chiếc hộp, chính vì thế mà từng có thời điểm nó được gọi là “chiếc hộp ma thuật”. Trong bài viết dưới đây, cadobongda.tech sẽ giới thiệu những thông tin về đội hình 4-2-2-2, cách vận hành cũng như ưu điểm nhược điểm của nó. Cùng trang cá độ bóng đá theo dõi nhé!

Thông tin chung về đội hình 4-2-2-2

Đội hình 4-2-2-2 khá đặc biệt khi nó chia đội hình thành 4 phần gồm: 4 hậu vệ, 2 tiền vệ trụ, 2 tiền vệ trung tâm và 2 tiền đạo chơi cao nhất trong đội hình. Sở đồ này tạo ra cảm giác có những khoảng trống giữa các tuyến nhưng thực chất đó là những “khoảng trống có ý đồ”. Điều này giúp cho các cầu thủ chơi linh hoạt, tự do phát huy khả năng của các cầu thủ từ hậu vệ cho đến tiền đạo.

Đội hình này được cho là khai sinh từ đội tuyển Brazil từ thời HLV Flavio Costa. Vị chiến lược gia này muốn khai thác tối đa sự linh hoạt trong cách chơi của những vũ công Samba. Lối chơi này từng mang đến nhiều thành công cho đội tuyển Brazil và những đội bóng khác tại Nam Mỹ. Thành công nhất có lẽ là HLV người Pháp Albert Batteux, ông đã sử dụng đội hình 4-2-2-2 để giành 8 chức vô địch Ligue 1, đây là con số ấn tượng nhất đối với bất kỳ chiến lược gia nào.

Thông tin chung về đội hình 4-2-2-2
Thông tin chung về đội hình 4-2-2-2

Cách bố trí nhân sự và vận hành đội hình 4-2-2-2

Với đội hình 4-2-2-2, các cầu thủ được bố trí và hoạt động dưới sự sắp xếp như sau:

4 hậu vệ ở hàng thủ

Ở hàng thủ, đội hình 4-2-2-2 sẽ có 4 cầu thủ, đây là cách bố trí cơ bản trong những sơ đồ bóng đá. Hàng thủ sẽ chia thành 2 bộ phận đó là 2 trung vệ và 2 hậu vệ cánh. Họ sẽ chơi gần nhau với vai trò chính là phòng ngự, hạn chế những pha bóng tấn công từ đối thủ. 

Đặc biệt, các hậu vệ sẽ phải biết cách  bọc lót cho nhau để hạn chế những pha bóng lạc nhịp, từ đó tạo khoảng trống cho tiền đạo đối phương. Bên cạnh đó, các hậu vệ cánh và trung vệ cũng thường xuyên tham gia tấn công bằng những đường tạt bóng hoặc đánh đầu. 

2 tiền vệ trụ, 2 tiền vệ trung tâm

Khu vực trung tuyến sẽ có 4 cầu thủ hoạt động với 2 tiền vệ trụ và 2 tiền vệ trung tâm. Các tiền vệ trụ có vai trò như những chiếc máy quét ở khu vực trung tuyến, họ sẽ tham gia vào những tình huống bóng ở giữa sân. Những điểm nóng trên sân buộc các tiền vệ trụ phải tham gia để thu hồi hoặc phá bóng. Điều này sẽ giúp cho hàng thủ giảm bớt gánh nặng và không phải đối mặt những pha tấn công nguy hiểm.

Với 2 tiền vệ trung tâm thì sẽ chơi dạt sang hai bên nhưng khoảng cách không quá xa. Họ sẽ phải chơi gần nhau, có sự liên kết trong những pha phối hợp bóng để điều phối nhịp độ trận đấu. 2 tiền vệ này sẽ có nhiệm vụ xây dựng lối chơi, triển khai bóng, phân phối bóng và điều tiết nhịp độ trận đấu. Đây là vị trí thứ yếu trong đội hình 4-2-2-2.

Cách bố trí nhân sự và vận hành đội hình 4-2-2-2
Cách bố trí nhân sự và vận hành đội hình 4-2-2-2

2 tiền đạo cắm

Trên mặt trận tấn công sẽ có sự góp mặt của 2 tiền đạo cắm di chuyển sang 2 bên cánh. Nhiệm vụ của 2 tiền đạo không gì khác ngoài ghi bàn vào lưới đối phương. Trong quá trình thi đấu, hai cầu thủ này có thể hoán đổi vị trí cho nhau, hoặc một cầu thủ lùi xuống để phối hợp với các tiền vệ. Trong những tình huống phòng ngự, các tiền đạo sẽ phải lùi xuống để hỗ trợ. Thông thường, các tiền đạo cắm sẽ có mặt trong vòng cấm để đánh đầu phá bóng. 

Những ưu điểm và nhược điểm của đội hình 4-2-2-2

Đội hình 4-2-2-2 có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm mà các chiến lược gia thường cân nhắc kỹ càng khi sử dụng:

– Ưu điểm: đội hình 4-2-2-2 tạo điều kiện cho các cầu thủ di chuyển linh hoạt, tận dụng mọi khả năng ở các vị trí. Khi cần gia tăng sức tấn công, nó có thể chuyển thành đội hình 4-2-4 để tăng tỷ lệ ghi bàn. Còn khi muốn kiểm soát bóng, có thể chuyển thành đổi thành 4-4-2 để kiểm soát bóng giữa sân. 

– Nhược điểm: đội hình 4-2-2-2 không có chiều rộng trong khâu tấn công mà chủ yếu là ở chiều dọc. Điều này khiến cho khả năng tấn công không được bảo đảm. Ngoài ra, đội hình này thường gặp khó trong việc kiểm soát bóng khi có đến 2 tiền vệ trụ. 

Những ưu điểm và nhược điểm của đội hình 4-2-2-2
Những ưu điểm và nhược điểm của đội hình 4-2-2-2

Lời kết

Phía trên là những thông tin về đội hình 4-2-2-2 trong bóng đá hiện đại Đây là sơ đồ giúp cho cầu thủ phát huy hết khả năng ở các vị trí. . Bạn có biết những đội bóng nào thường xuyên áp dụng đội hình 4-2-2-2 trong quá trình thi đấu không? Nếu biết thì hãy chia sẻ với phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!

1 bình luận về “Đội hình 4-2-2-2 – Sơ đồ với tên gọi “Chiếc hộp ma thuật”

  1. Pingback: Tổng Hợp Cú Đúp Trong Bóng Đá Cảm Xúc Nhất Tính Tới Nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *